Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Webmaster Tools

Một số khách hàng WebThangLong có yêu cầu xin hỗ trợ cài đặt công cụ Google Webmaster tools,  vậy công cụ này mang lợi ích gì cho chủ sở hữu website, và tại sao Google Webmaster Tools đối với dân SEO web buộc phải biết đến và sử dụng nó thành thạo. Nếu như bạn là nhà quản trị website hoặc đang sở hữu website thì lời khuyên của mình là sau khi đọc bài viết hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Master Tools này rồi hãy thực hành áp dụng ngay. Trước tiên mình sẽ tìm hiểu một số vấn đề sau:

Google Webmaster Tools là gì?

Google Webmaster Tool là công cụ được Google phát triển và cho phép các nhà quảng trị website sử dụng miễn phí. Với những tính năng tỏ ra vô cùng ưu việt, hỗ trợ đắc lực cho các admin website trong việc nắm bắt tình hình “sức khỏe” mà website mình đang quản trị.

Google Webmaster Tools là công cụ tạo bởi nhà phát triển Google với những tính năng hữu ích, hỗ trợ đắc lực có các nhà quản trị website và được sử dụng miễn phí tương tự như Google Analytics. Nếu như Google Analytics thống kê các lượt truy cập số lượng người viếng thăm website thì Google Webmaster Tools giúp bạn xác định các sự cố với trang web bạn sở hữu như thể là bác sĩ bắt mạch bệnh tình xem web có bị nhiễm phần mềm độc hại, các liên kết trong bài viết được đăng tại website của bạn cũng dễ dàng quản lý, kiểm tra được những từ khóa nào mà người dùng tìm kiếm để đến đươc website của bạn. Việc các nhà quản lý website dễ dàng tiếp cận cập nhật tình hình hoạt động sức khỏe của website không hề khó. 

Lợi ích khi sử dụng Google Webmaster Tools 

Ưu điểm nổi bật của Google Webmaster Tools là thông thường một sản phẩm hay một trang, một bài viết được xuất bản trên website của bạn thì phải mất thời gian rất lâu để được Index, thời gian mất một đến hai tuần là khoảng thời gian tối thiểu thậm chí có bài viết mất cả tháng . Tuy nhiên với công cụ Google Webmaster Tools, bạn chỉ hao phí 5 phút thực hiện một số thao tác, quá trình index sẽ diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm thời gian rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm

Các bước Đăng ký sử dụng google webmaster tools 

Bước 1. Truy cập trang Google Webmaster Tools qua đường dẫn https://www.google.com/webmasters/#?modal_active=none

,đăng nhập bằng tài khoản Gmail.

 Cách thêm trang web vào Google Webmaster Tool:

Sau đó, nhập tên trang web bạn muốn nhận thông báo quản trị từ Google Webmaster Tools, ví dụ mình nhập website khách hàng Nga Sài Gòn Beauty :

Sau khi nhập xong tên trang web cần quản trị, bạn cần xác nhận quyền sở hữu trang web, có 2 cách xác mình, một là bạn Xác minh bằng cách tải và up tệp tin HTML lên hosting chứa website, cách 2 là Xác minh bằng cách thêm thẻ meta vào trang web của bạn..

Bên dưới mình làm ví dụ cách 2 Xác minh bằng cách thêm thẻ meta vào trang web của Nga Sài Gòn Beauty (HTML Tag), đây là cách xác nhận quyền sở hữu trang web với Google Webmaster Tools phổ biến hiện tại:

Bước 2. Đăng nhập quyền quản trị website, vào Dashboard, chọn Giao diện, Chọn Sửa và tìm file header.php. Copy đường dẫn tại HTML Tag và dán vào dưới thanh <head> như hướng dẫn.

Bước 3. Lưu lại và verify, sau khi verify thành công, Google sẽ gửi thông báo như bên dưới, bạn chọn Done hoặc vào Go to Property để kiểm tra “sức khỏe” website mình

 

Mình hy vọng đến phần này bạn đã cài đặt thành công, và hãy đọc tiếp phần bên dưới cho đến hết vì khi bạn cài đặt thành công thì tại sao không tiếp tục tìm hiểu thêm những điều mình chia sẽ cách sử dụng Google Webmaster Tools một cách hiệu quả nhất cho website mình. Thêm thế nữa bạn lại được mở rộng thêm kiến thức kĩ năng SEO của bạn

Search Traffic (Lưu Lượng Tìm Kiếm)

Mình và bạn sẽ tìm hiểu trước tiên về Search Traffic (Lưu Lượng Tìm Kiếm), vì đây là phần dễ hiểu nhất cũng như ứng dụng nhiều nhất trong việc “khám tổng quát” website của mình

 

Search Quiers Reports (Truy Vấn)

Đây là nguồn tài nguyên vững mạnh mà bạn cần nắm rõ tại mục Phân tích tìm kiếm (Search Analytics) nguồn tài nguyên này là kho chứa đựng rất nhiều thông số mà ngoài kia, rất nhiều công cụ SEO bạn phải trả phí  mới có thể lấy được. Riêng tại Google Webmaster Tools  thì các thông số này cung cấp cho bạn hoàn toàn miễn phí:-

  1. Impression (số lần hiển thị)
  2. Clicks (số lần nhấp chuột)
  3. Click Through Rate (CTR)
  4. Rankings (vị trí)

Những dữ liệu này có thể hiện thị trên các phần sau:

  1. Từ khóa
  2. Landing page (trang đích đến)
  3. Keyword/landing page (bao gồm 2 mục trên)

 

Khách hàng có thể lọc những thông số này qua vị trí địa lý là Quốc Gia bao gồm các nước viếng thăm website bạn nhưng nó chỉ thể hiện tên Quốc giá đó, còn cụ thể từng thành phố hay tiểu bang nào thì không có, và Google Search Veritical (bao gồm website, hình ảnh, video, mobile và tin tức). Nó còn có tính năng tổng hợp báo cáo mà bạn có thể tải về dễ dàng.

Mobile vs. Web – Loại tìm kiếm

Người dùng điện thoại di động có nhiều khả năng tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ gần họ. Sử dụng Loại tìm kiếm để nhận biết thông tin chi tiết về cách người dùng thanh công cụ Google tìm kiếm trên các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính để bàn, Máy tính bảng) khác nhau như thể nào

 

Phân Tích CTR – Click Through Rate 

Nhìn vào tỷ lệ CTR – Click Through Rate có thể tiết lộ một số cơ hội cho bạn trên nhiều phương cách khác nhau.

1. Tìm hiểu thêm về các SERPs thích hợp của bạn.

Thông thường CTR – Click Through Rate bị phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như cạnh tranh, số lượng nhà quảng cáo, và nhiều yếu tố khác. Khi nhìn vào những điều này và kết hợp với việc nhìn Google Keyword Planner để biết lượng tìm kiếm hàng tháng của từ khóa, từ những thông số tỷ lệ và lượng người click vào từ khóa mỗi tháng, từ đó bạn sẽ có kế hoạch điều chỉnh chiến lược SEO hoặc adword của bạn chính xác hơn. Theo kinh nghiệm chia sẽ thì các từ khóa dài hầu như ít được quảng cáo, mà ít quảng cáo thì con số cạnh tranh không cao nên dễ dàng SEO hơn rất nhiều. Điểm nổi bật hơn nữa là những từ khóa dài ký tự sẽ chi tiết miêu tả cụ thể hơn nhu cầu thực tế rất nhiều so với các từ khóa ngắn, nếu như bạn tập trung SEO những từ khóa dài thì khả năng chốt đơn hàng, khả năng khách hàng tìm đến dịch vụ bạn cung cấp sẽ cao hơn rất nhiều. Vậy tại sao bạn không SEO từ khóa là một cụm từ dài lên trước?

2. Đo lường sự hiệu quả marketing của website bạn.

Trong trường hợp bạn thấy các website của các đối thủ khác bên dưới của bạn có rất nhiều backlinks cũng như “sức khỏe” website của họ mạnh hơn bạn nhưng bạn lại nằm vị trí trên họ và có lượng click khá cao. Điều này đồng nghĩa với việc nội dung – content của bạn đã chạm đến nhu cầu thiết thực của người mua khi họ tìm kiếm từ khóa ấy, dẫn tới việc CTR – Click Through Rate và tỉ lệ tương tác với bài viết của bạn cao hơn rất nhiều so với các đối thủ cùng chung ngành nghề khác, đồng thời thứ hạng của bạn càng lúc càng tăng, bất chấp cả việc đối thủ có số lượng backlinks hùng hậu.

3. Kiểm soát trực tiếp và đo lường

Lúc này, nếu bạn muốn tìm cơ hội để cải thiện trực tiếp CTR – Click Through Rate , bạn có thể thay đổi tiêu đề hấp dẫn người đọc hoặc thay đổi meta description (tất nhiên hãy cố gắng làm sao cho thứ hạng không đổi) để đo lường và xem những meta description khác có khiến cho CTR tăng lên hay không?

Links to your site(Các liên kết tới trang web của bạn)

Liên kết đến trang web của bạn cung cấp cho bạn dữ liệu về những người liên kết nhiều nhất đến những trang nào trên trang web của bạn. Vì các liên kết vẫn là thành phần quan trọng nhất của thuật toán của Google, các bạn có thể tìm hiểu thêm về Guest Post là gì? bài viết này sẽ cho ta hiểu thêm về các liên kết ngược lại đến trang web mình sở hữu, điểm nhấn này rất quan trọng trong việc thực hành mục tiêu nâng cao thứ hạng của bạn.

 

Who links the most (Người liên kết nhiều nhất) và Your most linked content (Nội dung được liên kết nhiều nhất của bạn)

Bạn hiểu người liên kết nhiều nhất là những website chứa backlinks tới website của mình, kế bên là những nội dung được liên kết nhiều nhất của bạn (là các đường link danh mục sản phẩm hay các link về dịch vụ mà bạn đã chèn liên kết dẫn về website mình.

Internal links (Liên kết nội bộ)

Ngược lại với Links to your site(Các liên kết tới trang web của bạn) thì đây là nơi webmaster tools cập nhập những liên kết nội bộ tới website của bạn, bạn cũng có thể tải báo cáo này về

 

Google Index (Thu Thập Dữ Liệu)

Fetch as Google (Tìm nạp như google)

Như ngày đầu mình tìm hiểu thì chỉ nghĩ rằng đơn giản nó là cách submit bài viết nhanh nhất trong vòng vài giây thay vì bạn phải đợi 1-2 tuần để google index nhưng mình đã bỏ qua một tính năng quan trọng đó là Google đánh giá thế nào về bài viết đó của bạn, trước khi nói đến tính năng này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách index (lập chỉ mục) tại Google Master tools

Bước 1. Đăng nhập Webmaster Tools, chọn thu thập dữ liệu, chọn tiếp Tìm nạp như Google

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Webmaster Tools
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Webmaster Tools

Nếu như bạn muốn google index bài viết của bạn nhanh chóng (trong vài giây) khi bạn mới vừa xuất bản bài viết trên website của bạn, bạn chỉ cần bỏ url vô đây và chọn fetch(tìm nạp) hoặc fetch và render (tìm nạp và hiển thị). Bạn lưu ý là mình chỉ copy phần sau tên miền và dán vào khung trống, sau đó nhấn ok, lúc này chỉ việc đợi google cập nhập là xong cho bạn, việc Google Index chỉ mất vài giây ngay tức khắc

Sitemaps (Sơ đồ trang web)

 

Thường xuyên kiểm tra để xem nếu có bất kỳ lỗi hoặc cảnh báo nào thì mình nên sửa ngay. Những chia sẽ trên đây hy vọng là thông tin hữu ích với khách hàng của WebThangLong

CÔNG TY THIẾT KẾ WEB GIA TÀI
Địa chỉ: 24 Lê Văn Lương , Phước Kiển , Nhà Bè, tp. Hồ Chí Minh

Website: www.webthanglong.com – Tel: 0932 644 183

Liên hệ:  Phòng KD – Hotline: 0932 644 183

Email:sonweb.net@gmail.com

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

5 × four =

Chat Zalo

0932644183